491/1 Trường Chinh, P. 14, Q. Tân Bình, TP.HCM
0867 12 6789
Công Ty Mua Bán Nợ Hùng Vương

Tái Cơ Cấu Doanh Nghiệp

Tái cơ cấu doanh nghiệp: Thế nào và tại sao?

Hiện cả nước có khoảng 350.000 doanh nghiệp với hơn 90% là doanh nghiệp vừa và nhỏ và cuộc suy thoái hiện nay đã làm bộc lộ rõ hơn thể trạng các doanh nghiệp (DN), nhất là các DN nhỏ và vừa… Hơn lúc nào hết vấn đề tái cơ cấu DN, kể cả việc tái cơ cấu thông qua hoạt động mua và xử lý nợ, đang là vấn đề để DN lưu tâm. Đó cũng chính là động lực không chỉ giúp các DN không bị thua thiệt trên thương trường mà còn tạo được một bước phát triển mới. “Bắt mạch” đúng “bệnh” của DN không phải là chuyện ngày một ngày hai, nhưng con đường tìm giải pháp để “chữa bệnh” mới là điều đáng phải bàn. Trong khuôn khổ bài viết này, Kinh Doanh & Tiếp thị xin giới thiệu ý kiến của ông Phạm Mạnh Thường xung quanh vấn đề này, như một “đơn thuốc” dành cho những doanh nhân trong thời kỳ kinh tế hiện nay.

 Bắt mạch “bệnh” của DN

Tái cơ cấu DN là việc xem xét và cấu trúc lại một phần, một số phần hay toàn bộ một DN để DN gọn nhẹ hơn, dễ thích ứng hơn, linh hoạt và hiệu quả hơn. Phạm vi xem xét tái cơ cấu DN dựa trên các tiêu chí: mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ; tổ chức bộ máy và các quy trình thực hiện chức năng nhiệm vụ đã xác định.

Ở bất cứ giai đoạn nào của quá trình phát triển doanh nghiệp cũng luôn đối mặt với những nguy cơ từ môi trường bên ngoài và những yếu kém trong nội bộ. Do đó, luôn chủ động nhìn nhận, điều chỉnh hoạt động cho phù hợp để thích ứng với những thay đổi là yêu cầu đối với nhà quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần phân biệt giữa điều chỉnh và tái cơ cấu: điều chỉnh để thích ứng là quá trình liên tục của DN còn tái cơ cấu lại là công việc “đột xuất” phải làm để DN “lột xác”. Nếu điều chỉnh chỉ mang tính sai đâu sửa đấy hay rách đâu vá đấy thì tái cơ cấu lại là việc “làm mới” toàn diện để tạo ra một sự thay đổi có tính chất lâu dài để thích ứng hơn và hiệu quả hơn với điều kiện và định hướng kinh doanh của DN.

Do môi trường kinh doanh là khắc nghiệt và luôn thay đổi nên doanh nghiệp chỉ có thể chiến thắng nếu họ không thờ ơ với thời cuộc, luôn vận động để điều chỉnh và thích ứng. Doanh nghiệp phải tính tới việc tái cơ cấu khi xuất hiện những “triệu chứng” thuộc về “hạ tầng cơ sở” liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến kết quả hoạt động hàng ngày như thị phần teo lại làm doanh số sụt giảm, công nợ nhiều làm cơ cấu tài chính không phù hợp và tăng chi phí sử dụng vốn, thiếu công cụ giám sát, nhân viên làm việc không có động lực, lãnh đạo cấp cao không đồng thuận và chủ yếu giải quyết sự vụ, không rõ cơ chế phân quyền và thiếu sự phối hợp giữa các bộ phận… Việc tái cơ cấu cũng cấp thiết không kém nếu xuất hiện các “triệu chứng” thuộc về “thượng tầng kiến trúc” liên quan tới những vấn đề cốt lõi của DN như không xác định rõ mục tiêu, tầm nhìn và định hướng chiến lược, không rõ nền tảng phát triển, không có triết lý kinh doanh, không xác định được giá trị cốt lõi và văn hóa DN, nặng về kết quả ngắn hạn mà thiếu quan tâm tới mục tiêu dài hạn…

Người chủ DN phải sàng lọc thông tin, tình hình để bắt mạch xem căn nguyên “bệnh” của DN xuất phát từ đâu để lựa chọn “phác đồ điều trị” phù hợp với cấp độ tái cơ cấu cần áp dụng. Các cấp độ tái cơ cấu để một DN lựa chọn vận dụng như: tái cấu trúc; tái lập; tái tạo; hoặc một sự kết hợp giữa chúng… Trong đó, tái cấu trúc và tái lập được áp dụng khi bệnh thuộc về “hạ tầng cơ sở” còn tái tạo áp dụng khi “thượng tầng kiến trúc” có vấn đề. Nếu cả hạ tầng và thượng tầng đều nảy sinh “vấn đề” thì cần sự phối kết hợp giữa các cấp độ nói trên cần được xem xét để có một phác đồ điều trị thích hợp cho DN. Quá trình tái cơ cấu dù ở bất cứ cấp độ nào muốn trọn vẹn phải bao gồm ba khâu chính là: tư duy lại; thiết kế lại; và xây dựng lại. Tư duy lại nhằm định hình lại mọi vấn đề một cách tổng quát và toàn diện. Từ đó để thiết kế lại tổ chức bộ máy và các quy trình. Sau cùng là việc bắt tay triển khai xây dựng lại những thứ đã tư duy và thiết kế lại.

Cuộc tái cơ cấu nào cũng có những “vị đắng” riêng vì nó đụng chạm đến quyền lợi và quyền lực, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trước mắt, sự phản đối của một bộ phận lãnh đạo và lao động, sức ỳ cố hữu, ngại đổi mới, va chạm dẫn đến nguy cơ bỏ thuốc giữa chừng.

Vì vậy, để thành công, DN cần tìm ra đúng bệnh và xác định đúng thuốc chữa, chấp nhận đau đớn để phẫu thuật và kiên trì thực hiện tránh nguy cơ “bỏ thuốc” giữa chừng. Không ai hiểu DN hơn chính DN nên việc tái cơ cấu cần đi từ bên trong DN và được bắt đầu từ việc “tái lập chính mình” ở cấp lãnh đạo cao nhất bởi sự thay đổi nhận thức của lãnh đạo DN là yếu tố quyết định sự thành công của chương trình tái cơ cấu DN.

Tái cơ cấu thông qua mua và xử lý nợ của Hùng Vương

Tái cơ cấu DN thông qua mua và xử lý nợ của Hùng Vương là một trong nhiều cách thức của tái cơ cấu DN. Biện pháp này được áp dụng cho các DN tuy có tiềm năng phát triển nhưng mắc nợ nhiều không trả được, cơ cấu tài chính yếu và có vấn đề trong quản trị điều hành.

Tái cơ cấu DN qua mua và xử lý nợ bao gồm các công việc như: khảo sát, đánh giá hoạt đông của DN; xác định những tồn tại tài chính và những yếu kém khác cần xử lý; định giá và đàm phán mua nợ từ ngân hàng chủ nợ; lựa chọn đối tác chiến lược tham gia phương án; xác định giá góp vốn và hình thức góp vốn tạo dòng tiền đi vào và các biện pháp hỗ trợ tài chính ngắn hạn; xóa nợ nhằm cân đối tài chính trên sổ sách và mời các nhà đầu tư góp vốn tạo cơ cấu vốn hợp lý; cơ cấu lại bộ máy quản trị, điều hành và kiểm soát… Những công việc trên nhằm đưa DN trở lại với quỹ đạo hoạt động ổn định và phát triển trong điều kiện thông thường.

Thực tế cho thấy đây là giải pháp “đa thắng” tạo giá trị gia tăng tốt nhất cho cả chủ nợ, khách nợ, chủ sở hữu DN và lợi ích cộng đồng. Một loạt DN đang ngấp nghé miệng vực phá sản đã được Hùng Vương giải cứu sau khi mua nợ từ ngân hàng. Điển hình như CTCP Sadico Cần Thơ, trước thời điểm triển khai tái cơ cấu (30/6/2006) có số nợ phải trả 219 tỉ đồng, lỗ luỹ kế 118 tỉ đồng, âm vốn chủ sở hữu 51 tỉ đồng. Để tái cơ cấu, Hùng Vương đã mua khoản nợ có mệnh giá 180 tỷ đồng từ ngân hàng; xóa ngay số nợ tương ứng lỗ lũy kế để cân bằng tài chính trên sổ làm cơ sở mời nhà đầu tư góp vốn và phát hành cổ phần ra bên ngoài hình thành vốn điều lệ 50 tỷ đồng. Từ thời điểm hoàn tất tái cơ cấu 1/7/2007 đến nay, Sadico liên tục kinh doanh có hiệu quả với suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân trên 20% và trả cổ tức 15% năm. Ngoài Sadico, còn nhiều DN khác đã hồi sinh nhờ biện pháp sáng tạo này như CTCP Procimex Việt Nam tại Đà Nẵng, CTCP Hữu Nghị Đà Nẵng, CTCP Đường Sơn La, CTCP Đường Kon Tum… Đó như là những ví dụ điển hình của quá trình tái cơ cấu DN thông qua mua bán và xử lý nợ mà Hùng Vương là “bà đỡ” đã thực hiện thành công trong thời gian qua.

Công Ty Bảo Vệ & Mua Bán Nợ Hùng Vương – Dịch Vụ Mua Bán Nợ – Bảo Vệ – Vệ Sĩ

Tên tiếng anh : HUNG VUONG DEBT BUYING AND SECURITY COMPANY LIMITED

Mã số doanh nghiệp: 0316688350

Địa chỉ trụ sở chính: 491/1 Trường Chinh, P. 14, Q. Tân Bình, TP.HCM

Điện thoại: 0867 12 6789 – 094 161 1234

Website: https://hungvuong.info/

Email: ceo@hungvuong.info

0867 12 6789