Mục Lục
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ TÁC HẠI CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
Cùng với sự gia tăng dân số và nhiệt độ Trái Đất nóng dần lên, không khí mà con người hít thở mỗi ngày cũng đang bị ô nhiễm trầm trọng đáng báo động do các động cơ và quy trình công nghiệp vẫn tiếp tục và không ngừng sản sinh hàng ngàn khí và chất độc hại ra môi trường hàng ngày, hàng giờ. Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người, là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật và một yếu tố chính dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Theo nghiên cứu của các hiệp hội về môi trường, một nửa dân số trên thế giới không được tiếp cận với nhiên liệu hoặc công nghệ sạch, 9/10 người trong số này đang phải hít không khí ô nhiễm, và có đến 7 triệu người bị giết chết mỗi năm vì ô nhiễm không khí. Do đó, các biện pháp thiết thực để giảm ô nhiễm không khí cần được quan tâm và đầu tư thực hiện nhiều hơn nữa, triệt để hơn, áp dụng cùng với các chính sách và biện pháp kiểm soát hiệu quả.NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí đến từ trong tự nhiên:
- Bụi không khí từ nơi có diện tích lớn hay thảm thực vật thưa thớt như sa mạc hay hoang mạc
- Quá trình tiêu hóa thức ăn của động vật sản sinh ra khi Metan
- Khí Radon từ sự phân rã phóng xạ trong lớp vỏ trái đất. Khí Radon là nguyên nhân thường gặp nhất thứ hai gây ra ung thư phổi, sau hút thuốc lá.
- Khói bụi, cacbon monoxit từ cháy rừng
- Hoạt động núi lửa, tạo ra lưu huỳnh, clo và tro bụi.
Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí từ các hoạt động sản xuất công nghiệp:
- Các hoạt động công nghiệp sẽ sinh ra lượng khói bụi khổng lồ, được thải trực tiếp vào không khí hoặc chất khí được tạo ra trong quá trình đốt nhiên liệu như CO2, CO, SO2,…
- Hơi khói từ sơn xịt hay các dung môi khác
- Các hoạt động ngành công nghiệp cao cũng có tác động đáng kể tới ô nhiễm không khí như khí độc, vũ khí hạt nhân, các chất hóa học,…