Ngày 30/9, tại Hà Nội, ngân hàng nhà nước đã phối hợp tổ chức Diễn đàn Toàn cảnh ngân hàng Việt Nam 2020 với chủ đề “Tái cơ cấu, xử lý nợ xấu: Kết quả và khuyến nghị chính sách”.
|
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Ảnh phát biểu. Ảnh:VGP. |
Về kết quả cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu, theo ông Trần Đăng Phi – Phó Chánh Thanh tra (Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng – NHNN), đến nay, khuôn khổ pháp lý về tiền tệ, ngân hàng và xử lý nợ xấu được hoàn thiện phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam; sự ổn định, an toàn của hệ thống các TCTD được giữ vững. Quy mô, năng lực tài chính, năng lực quản trị, điều hành được nâng cao, mở rộng, phù hợp với thông lệ quốc tế. Tính minh bạch trong hoạt động tín dụng của TCTD từng bước được cải thiện. Chất lượng tín dụng được cải thiện, tỉ lệ nợ xấu giảm dần qua các năm. Các giải pháp xử lý nợ xấu được triển khai đồng bộ cùng với các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa nợ xấu mới phát sinh đã góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và giảm tỉ lệ nợ xấu của hệ thống các TCTD.
Ông Đỗ Giang Nam, Phó Tổng Giám đốc Công ty Quản lý Tài sản (VAMC) biết, lũy kế mua nợ bằng trái phiếu đạc biệt (TPĐB) tháng 8/2020 đạt 329.007 tỷ đồng. Trong đó, mua nợ bằng TPĐB sau khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực đạt 67.612 tỷ đồng; mua nợ theo giá trị thị trường (GTTT) từ 2017 đến 2020 đạt 8.341 tỷ đồng.
Từ khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực đến 31/8, đã thu hồi nợ ước đạt 94.370 tỷ đồng, gấp 1,5 lần tổng thu hồi nợ giai đoạn trước đó, từ 2013 đến 14/8/2017. Thu giữ thành công một số TSBĐ có giá trị lớn, góp phần đẩy nhanh tiến độ thu hồi nợ.
Kết quả thu hồi từ biện pháp bán nợ tăng gấp hơn 4 lần so với giai đoạn trước đó, từ 2013 đến ngày 14/8/2017; kết quả thu hồi nợ từ biện pháp xử lý TSBĐ tăng gấp 1,5 lần so với giai đoạn trước đó, từ 2013 đến ngày 14/8/2017; ý thức trả nợ của khách hàng tăng cao rõ rệt, việc thu hồi nợ thông qua các biện pháp khác như tố tụng cũng tác động tích cực đến kết quả thu hồi xử lý nợ.
|
Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: VGP. |
Tại diễn đàn, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh khẳng định, Nghị quyết 42 là văn bản có giá trị pháp lý rất quan trọng, khi lần đầu tiên các vấn đề vướng mắc về pháp lý của ngành ngân hàng liên quan đến xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm đã kéo dài nhiều năm qua được giải quyết trong một văn bản của Quốc hội, tạo cơ chế đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, khả thi nhằm bảo đảm quyền của chủ nợ trong xử lý nợ xấu, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD phát huy tốt vai trò là kênh dẫn vốn chủ đạo, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế.
Cùng với đó, Quyết định 1058 tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được và những bài học kinh nghiệm từ thực tế triển khai tái cơ cấu hệ thống các TCTD và xử lý nợ xấu, tập trung vào việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách về tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm đổi mới mạnh mẽ và toàn diện các TCTD, trong đó đặc biệt chú trọng đổi mới mô hình quản trị, điều hành; nâng cao năng lực tài chính, tăng cường năng lực đánh giá, kiểm soát rủi ro; chuyển đổi mô hình kinh doanh theo hướng đa dạng và hiện đại hóa các sản phẩm dịch vụ; tăng cường đổi mới công tác thanh tra, giám sát ngân hàng; cơ cấu lại các TCTD theo từng nhóm.
Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh nhận định, xác định việc cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của ngành ngân hàng trong suốt giai đoạn 2016-2020, NHNN cũng đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan rà soát để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bất cập, xung đột pháp lý giữa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngành ngân hàng với hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật khác, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản hướng dẫn có liên quan, cụ thể hóa các giải pháp nêu tại Nghị quyết 42 của Quốc hội và Quyết định 1058 của Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm tính khả thi và hiệu quả.
Sau một thời gian triển khai trên thực tế, có thể khẳng định các giải pháp đồng bộ tại Nghị quyết số 42 và Quyết định số 1058 đã tạo ra những dấu ấn rõ nét và chuyển biến tích cực trong công tác xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các TCTD, thể hiện định hướng, chính sách đúng đắn của Quốc hội và Chính phủ, tạo niềm tin đối với hệ thống các TCTD nói riêng và của cả xã hội nói chung.
Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh cho rằng, mặc dù công tác cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu trong thời gian qua đã đạt được kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc trong quá trình cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của TCTD. Cụ thể, việc nâng cao năng lực tài chính thông qua tăng vốn điều lệ nhằm đáp ứng yêu cầu tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu theo Basel II của một số TCTD, nhất là các NHTM Nhà nước còn khó khăn; tiến độ xử lý cơ cấu lại đối với một số TCTD phi ngân hàng có chủ sở hữu/cổ đông lớn là các Tập đoàn/Tổng Công ty nhà nước còn chậm, phụ thuộc vào nội dung phương án cơ cấu lại tổng thể của Tập đoàn/Tổng công ty nhà nước; việc xử lý, thu hồi nợ và TSBĐ của một số TCTD còn khó khăn trong trường hợp TSBĐ cho các khoản nợ bị kê biên, liên quan đến các vụ án, hồ sơ pháp lý chưa hoàn chỉnh; một số TCTD vẫn gặp khó khăn trong việc thực hiện quyền thu giữ TSBĐ của khoản nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết số 42; thực hiện quyền áp dụng thứ tự ưu tiên thanh toán nghĩa vụ về thuế khi xử lý TSBĐ và nộp án phí theo bản án, quyết định của Tòa án các cấp…
Bên cạnh đó, sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19 trong các tháng đầu năm 2020 đã ảnh hưởng, tác động không nhỏ đến an toàn hoạt động ngân hàng cũng như kết quả cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu toàn ngành Ngân hàng trong giai đoạn 2016-2020. Để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19, ngành Ngân hàng đã có nhiều giải pháp tích cực hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là các giải pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ để vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, nếu dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế, làm đình trệ sản xuất kinh doanh, rủi ro tín dụng sẽ có xu hướng gia tăng và áp lực nợ xấu sẽ là rất lớn. Do vậy, việc thực hiện mục tiêu về kiểm soát nợ xấu cũng như các mục tiêu khác tại Quyết định 1058 đến cuối năm 2020 là thách thức rất lớn đối với ngành ngân hàng.
Thời gian tới, để bảo đảm công tác xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 và công tác cơ cấu lại theo Quyết định 1058 được triển khai có hiệu quả trên thực tế, đồng thời các TCTD tiếp tục phát huy tốt vai trò là kênh dẫn vốn chủ đạo và đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế, đặc biệt, trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, NHNN sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ban, ngành có liên quan đề xuất Chính phủ các giải pháp để giải quyết dứt điểm những khó khăn, vướng mắc về cơ chế cũng như trong thực tế áp dụng Nghị quyết số 42; xem xét, nghiên cứu việc Luật hóa xử lý nợ xấu nhằm quy định cụ thể về việc xử lý nợ xấu, xử lý TSBĐ của khoản nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng, nâng cao vai trò, năng lực của VAMC và tạo động lực cho các TCTD xử lý nợ xấu đạt hiệu quả; xây dựng Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2021-2025, báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực tài chính và quản trị điều hành của các TCTD, hỗ trợ các TCTD trong việc xử lý hiệu quả nợ xấu của nền kinh tế.
Lãnh đạo NHNN cho rằng, để triển khai thành công các giải pháp cơ cấu lại hệ thống các TCTD và xử lý nợ xấu, đạt được các mục tiêu đề ra, tạo chuyển biến tích cực trong hoạt động của các TCTD cũng như hoạt động tiền tệ, ngân hàng, ngoài sự nỗ lực của NHNN và các TCTD, VAMC, cần có sự phối hợp tích cực của các bộ, ngành, chính quyền địa phương, sự chung tay của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội nhằm tăng cường hơn nữa vai trò và sự đóng góp của ngành ngân hàng đối với phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.
Báo Chính Phủ: http://baochinhphu.vn/Tai-chinh/Tim-giai-phap-de-tai-co-cau-xu-ly-no-xau-cac-ngan-hang-can-di-vao-chieu-sau/409087.vgp
————————————————————————————————————————————
Công Ty Bảo Vệ & Mua Bán Nợ Hùng Vương – Dịch Vụ Mua Bán Nợ – Bảo Vệ – Vệ Sĩ
Tên tiếng anh : HUNG VUONG DEBT BUYING AND SECURITY COMPANY LIMITED
Mã số doanh nghiệp:
0316688350
Địa chỉ trụ sở chính:
491/1 Trường Chinh, P. 14, Q. Tân Bình, TP.HCM
Điện thoại:
0867 12 6789 – 094 161 1234
Website:
https://hungvuong.info/
Email: ceo@hungvuong.info
Trần Công Hùng
Xin chúc mừng quý công ty bảo vệ và mua bán nợ Hùng vương là đối tác tin cậy của chúng tôi
XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG KHÁCH HÀNG THÂN THIẾT
– Chúng tôi luôn đề cao tính chất uy tín nên với phương châm thà mua nợ giá cao lãi ít nhưng xây dựng được một cộng đồng khách hàng thân thiết , có thể trở thành cộng tác viên của chúng tôi (với thu nhập không hề nhỏ) , vì thế chúng tôi luôn luôn vươn cao sự uy tín – bình đẳng – minh bạch – lẽ phải và thượng tôn pháp luật .
Cùng hợp tác và phát triển thu hồi nợ , xử lý nợ xấu .