Chắc hẳn không một ai là chưa từng nghe đến từ nợ xấu nhất là những cá nhân hay doanh nghiệp đã từng vay vốn ngân hàng hay tổ chức tín dụng. Thế nhưng có rất nhiều người chưa hiểu rõ định nghĩa về nợ xấu cho đến lúc chính bản thân bị ngân hàng hay tổ chức tín dụng từ chối cho vay thì mới biết mình đang bị vướng nợ xấu.
Mục Lục
Nợ xấu cá nhân là gì?
Nợ xấu cá nhân được hiểu là nợ khó đòi khi mà người đi vay không thể trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng trước đó. Nói cách khác, nợ xấu chính là những khoản nợ đã quá hạn thanh toán trên 90 ngày. Các cá nhân khi đã bị liệt vào danh sách khách hàng nợ xấu (theo phân loại trên CIC) thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi muốn vay vốn của ngân hàng hay một tổ chức tín dụng nào đó ở những lần sau.
Phân loại nợ xấu trên hệ thống CIC:
Hệ thống CIC (Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng Quốc Gia Việt Nam). Theo quy định của hệ thống này thì người vay nợ sẽ được phân loại và xếp thành 5 nhóm nợ như sau:
Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn
● Khách hàng thanh toán nợ gốc và lãi đúng hạn
● Khách thanh toán trễ không quá 10 ngày
Nhóm 2 : Nợ cần lưu ý
● Khách hàng có nợ quá hạn thanh toán từ 10 ngày đến dưới 30 ngày.
● Các khoản nợ phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.
Nhóm 3 : Nợ dưới tiêu chuẩn
● Khách hàng thanh toán nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày.
● Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu.
● Khách hàng được miễn trả hoặc được giảm lãi suất do không đủ khả năng chi trả như hợp đồng tín dụng đã ký kết.
Nhóm 4 : Khoản nợ nghi ngờ có thể mất vốn
● Những khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày.
● Những khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu.
● Những khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
Nhóm 5 : Khoản nợ có khả năng mất vốn
● Những khách hàng quá hạn trả nợ 180 ngày.
● Những khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại.
● Những khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.
● Những khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn thì vẫn được xem là có khả năng bị mất.
Những khách hàng nằm trong các nhóm 3, 4, 5 thì sẽ rất khó để tiếp tục vay vốn tại các ngân hàng hay một công ty tín dụng nào khác. Tất cả các thông tin về người vay nợ xấu bao gồm các khoản vay trong quá khứ, khoản vay nợ hiện tại, thời gian nợ quá hạn, họ tên người vay, nơi vay vốn sẽ được lưu lại trên 2 trung tâm tín dụng là CIC và PCB trong thời hạn từ 3-5 năm sau khi người vay đã thanh toán đủ cả lãi lẫn gốc. Chính vì vậy khách hàng khi vay nợ cần lưu ý những thông tin trên để tránh rơi vào nhóm nợ xấu và đánh mất cơ hội vay sau này.
Những lý do thường gặp làm phát sinh nợ xấu
● Khách hàng sử dụng thẻ tín dụng nhưng không biết kiểm soát dễ dẫn đến việc mất khả năng thanh toán, trả nợ không đúng kỳ hạn cho ngân hàng.
● Mua hàng hóa trả góp nhưng không đóng tiền đầy đủ và đúng hạn như trong cam kết cho vay tiền đã ký.
● Khách hàng cố tình chây ỳ, không thanh toán tiền nợ dẫn tới khoản vay bị quá hạn, chuyển thành nợ xấu…
● Chậm thanh toán vài tháng liên tục.
● Không thanh toán dẫn đến tài sản thế chấp bị gán nợ.
● Bị kiện ra tòa do có khoản nợ phát sinh với cá nhân hay doanh nghiệp khác.
● Khách hàng xảy ra trường hợp bất ngờ, khách hàng quên, hoặc cố tình không chấp nhận các khoản phí phạt do quá hạn thanh toán, dẫn tới khoản phí phạt này chuyển thành các khoản nợ quá hạn.
Những tác hại khi vào danh sách nợ xấu và cách phòng tránh?
Trước khi quyết định vay vốn khách hàng nên tự đánh giá lại năng lực trả nợ của bản thân ở mức độ nào, có kế hoạch cụ thể cho lộ trình thanh toán tiền vay để tránh gặp phải những biến cố bất ngờ có thể xảy ra khiến bạn rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, bị liệt vào nhóm nợ xấu và mất đi cơ hội tiếp tục vay vốn sau này.
Sử dụng tiền vốn vay được một cách hợp lý để mang lại nhiều nguồn lợi cho bản thân giúp cho việc thanh toán nợ được nhanh chóng.
Ý thức về thời gian phải thanh toán. Có rất nhiều cá nhân với suy nghĩ hời hợt là có khả năng thanh toán nhưng cứ chần chừ vì nghĩ rằng chỉ trễ một vài ngày cũng không thành vấn đề. Tuy nhiên với quy định chặt chẽ của hệ thống ngân hàng hiện nay, chỉ cần bạn đóng trễ một ngày, khoản nợ của bạn đã bị xếp vào nợ quá hạn.
Khách hàng cần hết sức chú ý về ngày thanh toán được ghi trong hợp đồng tín dụng. Có rất nhiều khách hàng hiện tại đang hiểu sai về ngày thanh toán. Ngày thanh toán trên hợp đồng tín dụng chính là ngày ngân hàng/công ty tín dụng nhận được tiền thanh toán chứ không phải ngày hôm đó khách hàng mới đi đóng tiền.
Có rất nhiều trường hợp khách hàng có khoản nợ đến hạn liền tới ngân hàng chuyển khoản thanh toán nhưng lại rơi vào dịp cuối tuần, điều này đồng nghĩa với việc sang tuần tiếp theo thì ngân hàng hay tổ chức tín dụng mới nhận được khoản thanh toán của bạn, như vậy có nghĩa là bạn đã thanh toán trễ, khoản nợ của bạn đã bị xếp vào nợ quá hạn.
Trong trường hợp bất khả kháng vì một lý do nào đó bạn không thể trả nợ cho ngân hàng theo đúng cam kết thì hãy sớm liên hệ ngay với nhân viên ngân hàng để trao đổi và tìm ra phương án trả nợ tối ưu nhất. Đừng chọn cách tiêu cực nhất như chấm dứt liên lạc vì như vậy ngân hàng có thể kiện bạn ra tòa để giải quyết khoản vay.
Nợ xấu cá nhân khi nào được xóa?
● Đối với các khoản vay dưới 10 triệu: khách hàng hãy nhanh chóng thanh toán dứt điểm ngay lập tức vì căn cứ theo Khoản 1, Điều 11 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN ngày 28/2/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bắt đầu từ ngày 01/12/2014 Ngân hàng Nhà nước ngừng cung cấp lịch sử tín dụng các khoản vay quá hạn dưới 10 triệu đồng “đã tất toán”. Do vậy nếu khoản vay dưới 10 triệu đồng đã tất toán, khách hàng sẽ không còn lo ngại về lịch sử nợ xấu tín dụng của mình nữa.
● Đối với các khoản vay trên 10 triệu: khách hàng cần cố gắng thanh toán tất cả các khoản vay cả gốc lẫn lãi tính đến thời điểm thanh toán, đây là cách tốt nhất để giải quyết triệt để khoản nợ xấu tại ngân hàng của người vay. Sau đó khách hàng cần thông báo ngay với nhân viên tín dụng quản lý khoản nợ của mình để xác nhận việc bạn đã thanh toán đầy đủ các khoản nợ quá hạn tại đây. Nếu cần bạn có thể đề nghị ngân hàng hay tổ chức tín dụng đó làm văn bản xác nhận đã hoàn trả nợ đã quá hạn và lý do khách quan phát sinh khoản nợ xấu này.
Tất cả các thông tin về lịch sử tín dụng sẽ được cập nhật định kỳ hàng tháng. Sau 12 tháng kể từ ngày trả hết nợ xấu lịch sử tín dụng của người vay sẽ đủ điều kiện đáp ứng tiêu chí cho vay của ngân hàng. Bên cạnh đó, một số ngân hàng vẫn chấp nhận khách hàng có lịch sử nợ xấu với điều kiện nguyên nhân phát sinh nợ xấu là do lý do khách quan, và thực tế tình hình tài chính của người vay vẫn rất tốt.
Các khách hàng thuộc nhóm 3 như đã đề cập sẽ rất khó khăn để có thể tiếp tục vay vốn. Thời gian theo quy định về xóa nợ xấu cho nhóm này là sau 5 năm.
Vì vậy, người vay cần tránh mắc phải nợ xấu khi có ý định đi vay, điều này không chỉ mất “điểm” trong mắt các tổ chức tín dụng mà còn khó khăn khi vay vốn sau này tại tất cả các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác vì các thông tin của bạn đều được cập nhật và lưu trữ trên hệ thống CIC.
Nếu được, các khách hàng nên có thói quen đặt lịch thanh toán hoặc sử dụng các kênh thanh toán tự động để nguy cơ phát sinh nợ xấu của bạn sẽ hoàn toàn được kiểm soát.
Với những thông tin mà SHB Finance đem đến, hy vọng bạn sẽ có những cái nhìn chính xác về việc không trả nợ đúng hạn dẫn đến nợ xấu, từ đó có những phương án giải quyết đế có thể vay tín chấp tiêu dùng phù hợp.
Công Ty TNHH Dịch Vụ Mua Bán Nợ Hùng Vương
Tên nước ngoài: Hung Vuong Debt Buying Services Company Limited
Mã số doanh nghiệp: 0316688350
Địa chỉ trụ sở chính: 491/1 Trường Chinh, P. 14, Q. Tân Bình, TP.HCM
Điện thoại: 0867 12 6789 – 094 161 1234
Website: https://hungvuong.info/
Email: muabannohungvuong@gmail.com