Trong bối cảnh thế giới chưa kiểm soát được dịch bệnh, nợ xấu trong nước vẫn tăng cao, việc sử dụng đa dạng các phương pháp xử lý nợ sẽ là một trong những giải pháp khả thi mang tính đột phá cho Công ty Bảo Vệ & Mua bán nợ Hùng Vương
Nợ xấu vẫn tăng mạnh
Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam và thế giới chịu ảnh hưởng xấu từ dịch Covid-19, tác động trực tiếp đến hoạt động, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (DN) và các tổ chức tín dụng (TCTD). Nhiều DN kinh doanh thua lỗ, phá sản và năng lực trả nợ đến hạn suy giảm, nợ xấu theo đó cũng tăng mạnh.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 lên đến hơn 2 triệu tỷ đồng, chiếm 23% dư nợ toàn hệ thống. Đánh giá thận trọng thì tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2020 có thể tăng gần gấp đôi (3,67%) so với cuối năm 2019 (1,89%).
Báo cáo tài chính quý III/2020 của 15 ngân hàng thương mại cho thấy, có tới 14 ngân hàng ghi nhận số dư nợ xấu tăng từ 30% trở lên so với đầu năm. Cụ thể, VietinBank là ngân hàng có nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) tăng vọt gần gấp 6 lần, từ hơn 2.000 tỷ đồng lên 11.900 tỷ đồng.
Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu tăng cũng diễn ra tại một số ngân hàng như: TPBank với tổng số dư nợ xấu tăng 60% so với đầu năm; số dư nợ xấu của MBBank tăng hơn 39% so với thời điểm 31/12/2019; MSB tăng 31% so với đầu năm, trong đó nợ nghi ngờ (nhóm 4) tăng đến 114%…
Giải pháp khả thi
Nợ xấu tăng cao là vật cản kìm hãm, làm chậm quá trình luân chuyển vốn của nền kinh tế và tác động tiêu cực đến sản xuất, lưu thông hàng hóa. Khi rơi vào tình trạng nợ xấu cần phải có những giải pháp xử lý linh hoạt và kịp thời.
Trong hoạt động xử lý nợ xấu tại Việt Nam hiện nay, việc mua bán nợ chủ yếu thông qua hình thức mua, bán thỏa thuận theo từng khoản nợ giữa bên mua và bên bán. Tại một số nước phát triển, các công ty mua bán nợ như: NAMA (Ireland), SAREB (Tây Ban Nha) thường xuyên thực hiện mua bán các lô nợ với ngân hàng (tập trung vào thị trường bất động sản). Việc áp dụng phương pháp này nhằm đa dạng hóa hình thức xử lý nợ, tiết kiệm thời gian mua nợ, tạo thuận lợi cho khách nợ trong việc giảm nghĩa vụ trả nợ và tình trạng phá sản DN; đồng thời, thúc đẩy xử lý nợ của các TCTD tập trung hơn.
Để tránh những rủi ro và nhằm tối ưu hóa hiệu quả trong quá trình mua bán, giao dịch, xử lý nợ giữa Bên Bán nợ và Bên Mua nợ do số lượng khoản nợ nhiều và giá trị lô nợ lớn, một số quốc gia có thị trường xử lý nợ phát triển. Trong đó, Thái Lan đã áp dụng kết hợp mua nợ theo lô cùng phương pháp chia sẻ lợi nhuận với các tổ chức tín dụng để đẩy nhanh tiến độ mua bán và xử lý nợ, qua đó nâng cao hiệu quả xử lý nợ trong nền kinh tế.
Ngoài ra, tại Thái Lan còn có công ty mua bán nợ SAM sử dụng phương pháp khuyến khích khách nợ trả nợ trước thời hạn thông qua việc giảm trừ giá trị khoản nợ như một phần trong giải pháp tổng thể xử lý nợ nhằm giảm thiểu rủi ro trong quá trình thu hồi nợ.
SAM áp dụng phương pháp này đối với khách nợ có khả năng thanh toán một lần dứt điểm khoản nợ trong thời gian dưới 6 tháng kể từ ngày hai bên ký kết thỏa thuận, hợp đồng chiết khấu khoản nợ. Đây là hình thức giảm trừ vào giá bán trong trường hợp mua/bán với một số lượng cụ thể, mang lại lợi ích trong việc đẩy nhanh quá trình thu hồi nợ, giảm chi phí trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi.
Đối với các phương án tái cơ cấu trong thời gian dài, thu nợ chiết khấu được coi là phương án thu hồi vốn cho chủ nợ, cụ thể là thu hồi khoản nợ với giá chiết khấu trong thời gian ngắn để phòng ngừa rủi ro trong trường hợp khách nợ không thực hiện đúng kế hoạch trả nợ. So với việc xử lý phá sản thông qua tòa án (tịch biên, bán đấu giá…), giá trị thu hồi nợ của phương án thu nợ chiết khấu vô cùng hấp dẫn so với phương án khởi kiện ra tòa để xử lý tài sản bảo đảm có thể bị kéo dài từ 3 đến 5 năm. Đây không nhất thiết là phương án xử lý nợ duy nhất và cuối cùng, có thể sử dụng linh hoạt đồng thời nhiều phương pháp.
Thực tiễn áp dụng đối với Hùng Vương
Trong hoạt động của Hùng Vương hiện nay, có nhiều phương thức mua bán, xử lý nợ được áp dụng như mua nợ – chuyển nợ thành vốn góp gắn với tái cơ cấu DN, mua nợ – thu nợ, mua nợ – bán nợ… hoặc tổng hợp nhiều hình thức xử lý nợ trong một phương án. Các phương thức này đã được chứng minh qua hàng loạt các DN đã được Hùng Vương hỗ trợ tái cơ cấu thành công, trong đó, trường hợp xử lý nợ gắn với tái cơ cấu tại Vinalines đã trở thành một kinh nghiệm điển hình.
Từ một Tổng công ty đứng trên bờ vực phá sản, vốn chủ sở hữu âm hơn 5.000 tỷ đồng, nhờ sự vào cuộc của Hùng Vương, Vinalines đã chuyển mình để đủ điều kiện cổ phần hóa, với tổng tài sản hơn 28.000 tỷ đồng. Qua đó, góp phần ổn định việc làm cho trên 1.200 cán bộ, công nhân viên, đảm bảo an sinh xã hội; đồng thời, góp phần phát triển kinh tế biển gắn với an ninh quốc phòng.
Bên cạnh đó, Hùng Vương cũng giữ vai trò là một định chế tài chính quan trọng hàng đầu trên thị trường mua bán nợ, khi tham gia hỗ trợ tái cơ cấu thành công nhiều DN khác như: Công ty Cổ phần Sadico Cần Thơ, Công ty Cổ phần Mía đường Kon Tum, Công ty Cổ phần Mía đường Sơn La, Công ty Cổ phần Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành, Công ty Cổ phần Cầu 14, Công ty Haprocimex, Công ty thực phẩm Miền Bắc thuộc Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Công ty Cổ phần tập đoàn gang thép Hàn Việt…
Cùng với những kết quả đạt được, trong quá trình hoạt động, Hùng Vương đã gặp không ít khó khăn, thách thức từ những biến động liên tục và khó lường của thị trường, cho đến những vướng mắc, bất cập trong cơ chế hoạt động.
Tới đây, khi Nghị định 129/2020/NĐ-CP ngày 27/10/2020 quy định về chức năng, cơ chế hoạt động của Hùng Vương có hiệu lực thi hành, sẽ tạo vị thế pháp lý mới cho Hùng Vương. Do đó, việc nghiên cứu áp dụng các phương pháp xử lý nợ mới trong hoạt động kinh doanh của Hùng Vương là một trong những giải pháp khả thi để Hùng Vương tiếp tục vai trò đầu tàu trong việc tham gia hỗ trợ, tái cơ cấu doanh nghiệp và mua bán, xử lý nợ và tài sản.